BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên
: Bùi Kim Ngân
Giảng viên hướng dẫn
: ThS Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH SINH THÁI TẠI TRÀNG AN, NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên
: Bùi Kim Ngân
Giảng viên hướng dẫn
: ThS Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Bùi Kim N gân Mã SV: 1412601045
Lớp : VH1801 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du
lịch sinh thái tại Tràng An, Ninh Bình.
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
– Về lý luận, tổng hợp và phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về du lịch
sinh thái
– Về thực tiễn, tìm hiểu thực trạng hoạt động tại khu du lịch sinh thái Tràng
An
– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao phát triển du lịch sinh thái tại
Tràng An.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Các tài liệu lý luận cơ bản về du lịch sinh thái .
– Các số liệu về tổng kết lượt khách và các di tích Tràng An sở hữu .
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
– Khu du lịch sinh thái Tràng An , Ninh Bình.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du
lịch sinh thái tại tràng an ,ninh bình.
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 09 tháng 08 năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 02 tháng 11 năm 2018
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên Giảng viên hướng dẫn
Bùi Kim Ngân ThS. Vũ Thị Thanh Hương
Hải Phòng, ngày 31 tháng 08 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm
vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Hải Phòng, ngày … tháng … năm
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận là mốc đánh dấu bài luận văn cuối cùng của tất cả sinh
viên nói chung và sinh viên khoa du lịch trường đại học dân lập Hải Phòng
chúng em nói riêng . Vì vậy tuy chỉ là công trình nghiên cứu nhỏ bé nhưng với
em bài khóa luận này cũng có ý nghĩa nhất định trong khoảng thời gian sinh
viên của em .
Trước tiên em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn là cô
giáo ThS. Vũ Thị Thanh Hương người đã hướng dẫn em để em có thể hoàn
thành thật tốt khóa luận này . Em cũng xin trân thành cảm ơn thư viện, doanh
nghiệp, công ty đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả mọi
người đều nhiệt tình giúp đỡ . Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế
và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo
không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của
quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp để báo
cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các
doanh nghiệp đã giúp đỡ lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng , ngày 28 tháng 10 năm 2018
Sinh Viên
Bùi Kim Ngân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………. 1
1. Lý do chọn đề tài
………………………………………………………………………………. 1
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………………. 2
4. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………. 2
5. Kết cấu của khóa luận ……………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………… 4
1. Khái niệm về du lịch sinh thái.
……………………………………………………………. 4
2. Lịch sử của du lịch sinh thái :……………………………………………………………… 6
3. Đặc điểm : ……………………………………………………………………………………….. 7
4. Các nguyên tắc cơ bản để hoạt động du lịch sinh thái :
…………………………… 8
5. Các yếu tố đảm bảo thành công cho DL sinh thái ………………………………….. 9
6. Phân loại : ……………………………………………………………………………………… 11
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở
TRÀNG AN
………………………………………………………………………………………… 12
1. Khái quát về du lịch sinh thái tại Tràng An :
…………………………………………. 12
2.Thực trạng về du lịch sinh thái tại Tràng An : ………………………………………… 13
3. Quy hoạch của Tràng An :
………………………………………………………………….. 28
4. Các hoạt động khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại tràng An : ……….. 30
5.Những tiêu trí di sản Thế giới mà Tràng An sở hữu:
……………………………….. 30
6. Thống kê lượt khách đến với Tràng An năm 2017 : ……………………………….. 31
7. Hành trình của du khách khi đến du lịch sinh thái tại Tràng An : ……………. 32
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SINH THÁI TẠI TRÀNG AN.
…………………………………………………………….. 36
1. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái :
……………………………….. 36
2. Kiến nghị …………………………………………………………………………………………..39
3. Mẫu phiếu điều tra : ( kết quả điều tra của 20 mẫu phiếu ) ……………………. 41
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 43
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
-Lý do về mặt lý luận:
Ngày nay du lịch là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người .
Với nhịp sống hối hả như hiện nay thì sau những giờ làm việc mệt mỏi ,nhu cầu
được nghỉ dưỡng hay khám phá những địa điểm mới và được gần gũi với thiên
nhiên là điều rất cần thiết . Trong đó có loại hình du lịch sinh thái (DLST) là
một trong những loại hình đang ngày càng phát triển và được rất nhiều người
quan tâm đến .
Hiện nay mối lo ngại về ô nhiễm môi trường cũng đang ngày càng lớn
dần nên đó cũng là lí do tại sao DLST lại đang được mọi người chú ý và coi
trọng đến vậy . DLST giúp con người có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên nhiều
hơn, được chiêm ngưỡng và hòa mình cùng văn hóa bản địa , thỏa mãn sở thích
khám phá điều mới mẻ của con người .
-Lý do về mặt thực tiễn:
Ninh Bình là một tỉnh có nhiều khu di tích và địa điểm phát triển nhiều
loại hình du lịch. Trong đó có quần thể danh thắng Tràng An, nơi được
UNESCO công nhận là sở hữu các di sản thiên nhiên và văn hóa Thế Giới .
Trước đó, khu du lịch sinh thái Tràng An đã được Chính Phủ Việt Nam
xếp vào di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi có nhiều giá trị về thiên nhiên
và văn hóa như vậy thì Tràng An ngày càng được ưu tiên lựa chọn làm địa điểm
DLST của nhiều du khách .
Chính vì Tràng An là nơi đang và có thể phát triển hơn nữa về loại hình
DLST nên em chọn đề tài này để tìm hiểu và sau đó xin được đưa ra 1 số giải
phát khắc phục thực trạng , phát triển du lịch tại nơi đây .
2.Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những kiến thức đã được học và trải nghiệm về khái niệm DLST
để nghiên cứu thực trạng và phát triển DLST tại Tràng An để nhằm quảng bá địa
danh của Việt Nam đến với nhiều du khách trong và ngoài nước hơn . Và quan
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
2
trọng hơn là tìm hiểu về cách khai thác du lịch của địa phương để từ đó xác định
được hướng khai thác tốt nhất cho danh thắng , song song đó cũng đưa ra một số
biện pháp phát triển kinh tế và biện pháp bảo vệ môi trường cho Tràng An.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng: khóa luận nghiên cứu về thực trạng và phát triển loại hình
du lịch sinh thái tại Tràng An .
* Phạm vi nghiên cứu:
– Không gian : đề tài nghiên cứu về khu du lịch sinh thái Tràng An có
diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện
Gia Viễn , Ninh Bình.
– Thời gian : kể từ khi khu du lịch sinh thái Tràng An được UNESCO
công nhận vào 6/2014 cho đến thời điểm hiện nay .
4.Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập và xử lý tài liệu:
Đối với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương
pháp thu thập, tổng hợp, phân tich tài liệu, xử lí số liệu thống kê được coi là
phương pháp phổ biến và cực kì quan trọng. Việc vận dụng phương pháp này
nhằm đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đó.
Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu từ các nguồn như sách, giáo trình, báo,
tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh
Bình, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông in trên
mạng internet … Các tài liệu có được trong quá trình thu thập phục vụ đề tài này
hầu hết từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình …
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành phân tích,
tổng hợp các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của
tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy du
lịch Ninh Bình phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
3
-Thống kê xã hội học: sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra để biết được gần
hơn với nhu cầu của du khách .
-Phương pháp so sánh tổng hợp:
Đây cũng là một trong những phương pháp rất quan trọng, không thể
thiếu được trong quá trình làm đề tài. Trong khi thực hiện đề tài về phát triển du
lịch của tỉnh Ninh Bình, phương pháp này đã phát huy rất rõ vai trò của mình,
nó giúp cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu
thống kê và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kết quả nhất định.
Qua việc các số liệu, các thông tin được đưa vào xử lí, phân tích, so sánh đã giúp
cho việc đưa ra những kết luận, những nhận định có giá trị thực tiễn cao.
-Phương pháp khảo sát thực địa :
Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng lại là
công việc bắt buộc đối với mỗi đề tài nghiên cứu. Việc có mặt tại thực địa, quan
sát trực tiếp và phỏng vấn những người có trách nhiệm các vấn đề có liên quan
tới đề tài là rất cần thiêt. Để từ đó bổ xung cho lý luận được hoàn chỉnh. Là cơ
sở đánh giá ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó
giúp đề ra các giải pháp hợp lý và khả thi.
5.Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài khóa luận thì nội dung bài khóa luận
của em gồm 3 phần chính sau :
Chương I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương II : Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Tràng An.
Chương III : Định hướng và một số giải pháp phát triển sinh thái tại
Tràng An.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ , đang
là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau .Có nhiều cách đặt
vấn đề về du lịch sinh thái và sự tìm kiếm đi đến sự thống nhất bản chất , nhận
thức của loại hình du lịch sinh thái vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn
quốc tế và trong nước .
Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn,
nhưng có tác dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịch
và nền văn hoá đó. Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bền
vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động
du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở
vùng có du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng v.v.. đồng thời chú trọng tới việc
tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển
hoạt động của du lịch trong tương lai.
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch
sinh thái(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch
sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn
với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong
cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá
khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” trích trong bài giảng
Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được
quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
5
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích
với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi
trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để
phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho
cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới
những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích
nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo
quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý
cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và
quyền con người”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du
lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh
thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa,
đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng
góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST
là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để
phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những
cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của
quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy
chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên
nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
6
được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa
phương nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society)
thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi
trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
2.Lịch sử của du lịch sinh thái :
DLST khởi đầu ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 60 TK
XX. Quần đảo Galapagos là nơi bắt đầu tổ chức DLST và ở khu vực Đông Phi,
mặc dù nhiều lĩnh vực của du lịch thám hiểm như săn bắn không đủ tiêu chuẩn
là DLST. Trong những năm 60 và 70 TK XX, DLST phân bố hạn chế, chiếm tỷ
lệ rất nhỏ của thị trường du lịch quốc tế. Ở các nước phát triển, DLST là trò giải
trí phổ biến mang tính nội địa được tổ chức trong những nhóm nhỏ, đặc biệt là
nhóm người quan sát động vật hoặc du khách đến vui chơi ở công viên.
Đến cuối những năm 80 TK XX, DLST còn là hiện tượng xa lạ, chỉ mới
bắt đầu xuất hiện là từ vựng phổ thông. Từ sau năm 1990, trên thế giới loại hình
DLST dần phát triển ở một số quốc gia như Australia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung
Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch… Đến cuối những năm 90 TK XX, DLST
phát triển mạnh và nổi bật ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, châu Mỹ
La Tinh…
Trong nghiên cứu của Lew năm 1997, DLST ở châu Á – Thái Bình
Dương được chia theo 3 khu vực: Nam và Đông Nam Á, bao gồm các khu vực
kết hợp với nhau là điểm đến quốc tế lớn; Australia và New Zealand, có các
ngành kinh doanh DLST nội địa quan trọng, được xem là thị trường quốc tế thứ
hai; khu vực sinh thái ngoại vi, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, các đảo Thái
Bình Dương.
Theo dự báo của UNWTO, du lịch kinh nghiệm trong đó bao gồm DLST,
du lịch thiên nhiên, di sản, văn hóa và mạo hiểm… là một trong những lĩnh vực
được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong hai thập kỷ tiếp theo.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
7
Ở Việt Nam, từ sau năm 1975, nhà nước chưa có điều kiện để tổ chức
hoạt động du lịch. Đến những năm 90 TK XX, loại hình DLST ở Việt Nam mới
bắt đầu tổ chức ở một số tỉnh, thành phố như TP. HCM, Huế, Hà Nội, Quảng
Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận… Dù mới bắt đầu, song loại
hình DLST luôn được chú ý và đặt trong kế hoạch 2001 – 2010, nhiều nơi đã có
quy hoạch mở rộng loại hình này.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến đầu năm 2000, các sản
phẩm DLST đích thực ở Việt Nam chưa có, mà mới chỉ là loại hình du lịch thiên
nhiên mang màu sắc của DLST. Đến nay, DLST trong phạm vi cả nước nói
chung còn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Các hoạt động mang tính tự
phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ, sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu
thị trường và công nghệ phục vụ cho DLST còn nhiều hạn chế…
3.Đặc điểm :
Thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên cho du khách: Du khách du
lịch sinh thái thường có mong muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, hệ sinh
thái phong phú và nét văn hoá bản địa. Du khách có thể hoà nhập vào môi
trường tự nhiên tại khu du lịch và nền văn hoá ở đó.
Nhiều trò chơi dân gian thư giãn, hấp dẫn: Du lịch sinh thái thường với
lợi thế là điểm đến thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên nên các đơn vị lữ hành
thường thiết kế nhiều trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn du khách.
Thân thiện và gần gũi hơn với thiên nhiên: du lịch sinh thái thì thiên
nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong loại hình du lịch này. Những ai tham gia
loại hình du lịch sinh thái sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tìm về với thiên nhiên,
đồng xanh, cây cỏ, bờ lau, con nước …
Hỗ trợ bảo tồn hệ sinh thái: Đây là một đặc điểm khác biệt nổi bật của
du lịch sinh thái so với các loại hình du lịch khác. Trong du lịch sinh thái: hình
thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch được quản lí cho sự
bền vững của cả hệ sinh thái.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
8
Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương: Du lịch sinh thái giúp
cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi
trường của khu vực.
4. Các nguyên tắc cơ bản để hoạt động du lịch sinh thái :
-Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường. Qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt rõ
ràng giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu
biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh thái
khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách
sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo
tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá du lịch.
– Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động Du lịch
sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu
như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề đó bảo vệ môi trường, duy trì
hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại. Du lịch sinh thái coi đây
là 1 nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ vì:
+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu
hoạt động của Du lịch sinh thái.
+ Sự tồn tại của Du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các
hệ sinh thái điển hình, sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ
sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động Du lịch sinh thái.
– Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
9
Đây được xem là 1 trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
Du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không
thể tách rời của các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của
cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái
tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả
của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến Du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc
bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng
và là nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái.
– Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của Du lịch sinh thái.
Nếu như các loại du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần
lớn lợi nhuận từ các hoạt động đều thuộc về các Công ty du lịch thì ngược lại Du
lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để
đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham
gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, chỗ ở,
cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khác…thông qua đó sẽ
tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
5.Các yếu tố đảm bảo thành công cho DL sinh thái
-Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức Du lịch sinh thái là một sự tồn tại của
các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí
hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiên , sinh thái thực vật,
sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn.
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là 1 dạng thứ cấp của đa dạng sinh
học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Thể hiện ở sự khác
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
10
nhau của các kiểu cộng sinh tạo ra một cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với
nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống
như: Đất, nước, địa hình, khí hậu,… đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ
sinh sống của một hoặc nhiều loại đất.
-Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của Du lịch
sinh thái ở 2 điểm
+ Để đảm bảo trình giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách Du lịch
sinh thái. Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt nên còn phải là
người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa
phương.
+ Hoạt động Du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có
nguyên tắc, các nhà điều hành Du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các
nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm tạo mục
đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá
khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa
phương với khách du lịch.
-Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt
động Du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó Du lịch sinh thái cần
được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ” sức chứa” được hiểu từ
4 khía cạnh:vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. ở góc độ vật lý. Sức chứa
ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách
mà khu vực có thể tiếp nhận.
+ Ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn
hoá – xã hội, kinh tế – xã hội của khu vực.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
11
+ Ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu
lớn hơn sẽ vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác
động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi họ sử dụng gây ra.
+ Ở góc độ tâm lý: sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu về sự đông đúc và
hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của du khách khác.
– Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch
việc thỏa mãn mong muốn của khách Du lịch sinh thái về những kinh nghiệm,
hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại
là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của Du lịch sinh thái vì vậy những
dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo
tồn những gì họ tham gia.
6.Phân loại :
Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh
thái. Những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu
một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều
kiện của sự phát triển du lịch
Một số nhà khoa học về du lịch cũng kết luận có các loại hình du lịch sinh
thái như sau:
Du lịch xanh, du lịch dã ngoại.
Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển…
Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản…
Du lịch môi trường.
Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động…
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
12
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI Ở TRÀNG AN
1. Khái quát về du lịch sinh thái tại Tràng An :
– Vị trí: Khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc địa phận các xã Trường
Yên, Ninh Vân, Ninh Hải (huyện Hoa Lư), Gia Sinh (huyện Gia Viễn), xã Ninh
Nhất, phường Tân Thành (Tp. Ninh Bình) cách Hà Nội hơn 90km về phía nam –
Đặc điểm: Với diện tích khoảng 2000ha . Tràng An có 31 thung, 48 hang động
xuyên thuỷ đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2.000m
như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Mỗi hang một vẻ. Toàn khu
có 47 di tích lịch sử với nhiều hang động ẩn mình trong những núi đá vôi, các
thung lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo nên một không gian huyền ảo và
thơ mộng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một kinh đô với ba
triều đại kế tiếp là Đinh, Lê, Lý. Có thể nói, đây là một địa danh du lịch lịch sử –
văn hoá – tâm linh – sinh thái hết sức hấp dẫn. Khu du lịch sinh thái Tràng An
còn bao bọc cả một khu rừng nguyên sinh có hệ thống sinh thái đa dạng, phong
phú. Chính vì do đặc điểm môi trường tự nhiên, khu du lịch sinh thái Tràng An có
hệ động, thực vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao. Qua điều tra, khảo sát
bước đầu đã thống kê được 577 loài thực vật trong đó có 10 loài nằm trong sách
đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Đặc biệt tài nguyên cây thuốc ở đây đa dạng quý
hiếm đã có 311 loài có thể dùng làm thuốc, thực vật làm cây cảnh có 76 loài thuộc
31 họ… các cây gỗ quý như kiềng kiềng, đinh, sến, lát rất ít và ở những nơi khó
đến còn lại hiện nay trên núi đá vôi là những thực vật ít giá trị về kinh tế.
Động thực vật thuỷ sinh trong vùng ngập nước Tràng An còn tương đối
phong phú, bao gồm 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ
sọc (Ocacliasinensis) được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Động vật trên cạn chưa thống kê đầy đủ nhưng hiện nay nhân dân địa
phương đôi khi cả khách du lịch vẫn còn gặp những bầy khỉ, sơn dương, cầy đổi
màu, tê tê, tắc kè, rái cá, mèo rừng, vượn, trăn, rắn; các loài chim như sáo, vẹt,
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
13
khiển, chim cu, le le, cò, soóc, đặc biệt là phượng hoàng đất – một loài chim quý
hiếm sống thành bày đàn.
2.Thực trạng về du lịch sinh thái tại Tràng An :
a) Khu du lịch sinh thái Tràng An gồm 4 khu chức năng:
b) Khu trung tâm: đây là khu trung tâm của du lịch Tràng An có chức
năng tiếp đón khách, hướng dẫn khách vào khu du lịch và lộ trình du lịch . Phục
vụ nhu cầu ăn nghỉ và các dịch vụ du lịch cho khách .Được xây dựng trên mảnh
đất có diện tích 80,9 ha. Hàng năm ở đây thường tổ chức các lễ hội như : lễ hội
làng nghề truyền thống , lễ hội cây cảnh …
c)- Khu du lịch hang động : có tổng diện tích là 555,2 ha , có 31 thung và
48 hang động . Được phân làm 3 khu :
+ Khu 1 : có diện tích là 380,29 ha và là nơi tập hợp các hang động,
thung lũng chính nằm xung quanh khu trung tâm .
+ Khu 2 : có diện tích là 59,6 ha . Chức năng của khu này đón tiếp
khách du lịch , tham gia các lộ trình phía đông sông Sào Khê.
+ Khu 3: có diện tích là 115 ha , vị trí tại khu hồ Đàm Thị , được quy
hoạch nằm trên đường giao thông DDT491.
– Khu núi chùa Bái Đính: Khu núi chùa Bái Đính có diện tích 390 ha. Với
sự thiết lập các kỷ lục về chùa lớn nhất, tượng phật to nhất, chuông đồng lớn
nhất… Là nơi không thể thiếu trong các chuyến du lịch đến Tràng An.
– Khu công viên văn hoá : Công viên văn hóa Tràng An là một tổ hợp khu vui
chơi, giải trí và nghỉ dưỡng nằm ở phía tây trung tâm thành phố Ninh Bình, nơi
tiếp giáp với quần thể di sản thế giới Tràng An. Đây là công viên có diện tích
lớn nhất ở thành phố này với quy mô lên tới 288 ha. Công viên Tràng An gồm
nhiều phân khu chức năng như khu điều hành, khu cây xanh công viên, vườn
thú, bách thảo, hồ nước, đảo sinh thái, khu dịch vụ, khách sạn, quảng trường…
d)Tiềm năng du lịch tại Tràng An :
Vị trí địa lí : Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trong Quần thể danh
thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình – có diện tích 2168 ha, cách thủ đô Hà Nội hơn
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
14
90 km về phía nam. Nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện
Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã
Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh
Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường
Tân Thành: 43,68 ha.
Tài Nguyên thiên nhiên :
-Các hang động :
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong
xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước
được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang
xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Mỗi
hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến
đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có
lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá
óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ
nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước
ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu
rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình
gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu[6]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang
Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng,
hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động
Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang
động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.
Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận
là di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên
cứu như:
+ Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người
tiền sử từ 3.000-30.000 năm trước, xuất lộ dấu tích nền văn hóa Tràng An.
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
15
+ Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yên và Gia
Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000
năm, xuất lộ dấu tích nền văn hóa Tràng An.
+ Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh – Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư
dân văn hóa Hòa Bình.
+ Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ
Trong; mái đá Thung Bình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đa Bút.
+ Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải – Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa
Bình cách đây trên 10.000 năm.
-Địa hình , địa chất :
Tràng An có địa hình chủ yếu là núi rừng , thung lũng và hang động . Và
được chia làm 2 vùng rõ rệt là vùng đồng bằng và vùng núi .
+ Vùng đồng bằng : Nằm ở cực nam của đồng bằng Châu thổ sông Hồng
, nhưng diện tích không nhiều . Địa hình của vùng đồng bằng Tràng An khá
bằng phẳng .
+ Vùng núi : Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi
hình cánh cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước đã trải qua thời gian dài biến
đổi địa chất tạo thành. Các nhà địa chất khẳng định khu Tràng An xưa là một
vùng biển cổ, qua quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên. Những khe nứt
sinh ra do sự vận động đó dần dần hình thành các dòng chảy trong hang động đá
vôi. Khu sinh thái hang động Tràng An như một “bảo tàng địa chất ngoài trời”.
Sự hình thành hang động karst:Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt
động trồi lên của các khối xâm nhập núi lửa trẻ hơn đá vôi. Các khối cùng với
việc nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất,đứt
gãy và núi lửa. Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc các đới đứt gãy lớn, núi lửa
phun lên sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan
trong nước, đồng thời mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung
nham núi lửa và nước ngầm. Dung nham này trong môi trường nước sẽ bị biến
thành bùn, sét – kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
16
khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 – 0,4 g/cm3. Nước đã đóng
vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống,
bùn, sét – kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay.
Tràng An có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa
dạng, có tuổi từ 32 triệu năm đến 6.000 năm. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều
nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Chính vì vậy vùng núi đá vôi Hoa
Lư – Ninh Bình được gọi là “Hạ Long trên cạn”. Dưới con mắt các nhà khoa học
tự nhiên, khu vực này mang giá trị của một “Hạ Long cạn”, cả về nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng. Nghiên cứu cho thấy, vỏ trái đất khu vực Tràng An – Tam Cốc có
lịch sử phát triển địa chất từ 245 triệu năm đến nay gồm 6 hệ tầng tuổi Trias và
hệ tầng Đệ Tứ. Khối karst cổ Tràng An – Tam Cốc mang đặc điểm nhiệt đới
điển hình: những dãy núi đá hoặc khối đá vôi sót cao 150 – 200m có đỉnh dạng
tháp, vòm, chuông và sườn vách dốc đứng. Phần rìa khối là các thung lũng bằng
phẳng dễ úng ngập vào mùa mưa. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá
vôi thấp trùng điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau,
vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Trong hệ thống hang động karst đặc sắc nhất là loại
“hang sông” nằm ngang xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường
xuyên. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thống kê, riêng khu Tràng An có 50
hang nước và 50 hang khô tập trung thành cụm với cấu tạo theo tầng lớp và liên
hoàn do dấu vết thời kỳ biển tiến, biển thoái nên nước xâm thực, liên thông các
hang động với nhau. Ở đây là các thung được nối liền với nhau bởi các hang
động xuyên thủy. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ
khe núi này đến khe núi khác.
Theo nhiều nhà nghiên cứu về tự nhiên, đặc trưng tiêu biểu nhất của địa
chất địa mạo ở Tràng An là số lượng hang động rất phong phú, đa dạng về hình
thái, chủng loại, tạo thành từng cụm, thạch nhũ đa dạng, kết cấu tầng lớp liên
hoàn; có hang động xuyên thuỷ, hang động thông và hang ngầm. Là karst nhiệt
đới điển hình trải qua những giai đoạn tiến hoá lâu dài còn được thể hiện khá rõ
trên địa hình và trầm tích, có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu khí hậu và sự tiến
Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Bùi Kim Ngân
Lớp: VH1801
17
hoá địa hình, ghi dấu ấn của các thời kỳ nước biển dâng trong kỷ đệ tứ liên quan
đến các đợt gian băng và khí hậu nóng lên; nghiên cứu sự thích nghi của con
người trong thời kỳ biển tiến, biển lùi và sự biến đổi của môi trường khí hậu về
thời kỳ này.
– Tài nguyên sinh vật :
Khu vực Tràng An có 2 dạng hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên núi đá
vôi và hệ sinh thái thuỷ vực.
Sự đa dạng sinh vật của các quần xã là một yếu tố chủ yếu cấu thành 2 hệ
sinh thái này.
Môi trường thiên nhiên đa dạng và hài hoà giữa sinh vật, núi rừng, hang
động, thuỷ vực toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc hoà quyện với nhau thành
một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới.
Tràng An thuộc khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư (rừng đặc
dụng Hoa Lư) được thành lập ngày 19/05/1995.
Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường
xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi.
Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi
cục Kiểm lâm Ninh Bình, Hệ sinh thái trên cạn Tràng An với hơn 600 loài thực
vật, 200 loài động vật mà trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Hệ sinh thái dưới nước bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật
đáy, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc biệt là Rùa cổ sọc cần được bảo vệ.
Tràng An có chừng hơn 310 loại thực vật bậc cao quý hiếm như Tuế đá vôi, sưa,
lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, v.v. Tràng An có
nhiều loài chim thú quý hiếm như sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng.
– Non nước : Không giống như ở Tam Cốc là hình thức du thuyền trên
sông và Vân Long là du ngoạn đầm sinh thái rộng lớn, Tràng An có thể tạo
thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại.
Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái.