LVTN-8881_Thực trạng và giải pháp phát triển digital marketing ở Việt Nam

luanvantotnghiep.com

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Marketing là một chiến lược quan trong của doanh nghiệp và được xem như là một “quả tim” điều phối hoạt động, đièu phối chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Một chiến lược marketing đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp trở nên vững vàng hơn trên thị trường cũng như quảng bá rộng dãi tên tuổi, sản phẩm của mình đến với khách hàng và người tiêu dùng.
Hiện nay nên kinh tế trên thế giới và Việt Nam đang có những chuyển biến, phát triển vô cùng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Với xu hướng hiện đại hóa các lĩnh vực công nghệ ngày được tối tân và phát triển theo, bên cạnh đó là sự phổ biến của mạng xã hội và internet toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Sự phát triển này đã giúp cho các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn phát triển và lớn mạnh bởi họ có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, tên tuổi lớn và nắm trong tay phần lớn thị trường, họ có khả năng đặt ra luật chơi và sân chơi cho thị trường. Chính vì vậy các doanh nghiệp nhỏ hay các doanh nghiệp mới thành lập cần có một chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh hợp lý.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật công nghệ và internet sẽ là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với khách hàng và loại bỏ những rào cản về vị trí giúp cho danh nghiệp dễ dàng giới thiệu, quảng bá, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng.
Sử dụng công nghệ và kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất và tiết kiệm rất nhiều thời trang và nhân sự là một chiến lược marketing đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ bằng internet hoặc bằng các công cụ tìm kiếm, Mạng xã hội thay vì họ phải đến rất nhiều cửa hàng để tham khảo. Việc tìm kiếm thông tin sản phẩm bằng internet sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và dẫn đến việc khách hàng mua sản phẩm trực tiếp online. Điều này đã làm cho Digital Marketing ngày càng trở nên phát triển và là một kênh quảng cáo khá hiệu quả của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy đề tài Digital Marketing càng mang tính cấp thiết sâu sắc.
2. Mục đích nghiên cứu
– Cách nhìn chung nhất về Marketing
– Phân tích xu hướng Marketing tại Việt Nam
– Phân tích tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển cho Digital Marketing tại công ty TNHH iCrazy
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Hoạt động Marketing cho các doanh nghiệp Anh ngữ iCrazy chính là đối tượng nghiên cứu của bài niên luận này.
Phạm vi nghiên cứu của bài niên luận tập trung vào các đặc điếm, điều kiện ứng dụng Digital Marketing nói chung, từ đó đánh giá khả năng ứng dụng và phát triển của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để nhìn nhận và đánh giá các vấn đề. Ngoài ra niên luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, suy luận logic, phương pháp phân tích-so sánh, đánh giá-dự báo, phương pháp phân tích nhân quả, phương pháp nội suy…
5. Niên luận này gồm các phần chính như sau:
• Chương 1: Tổng quan về Digital Marketing.
• Chương 2: Thực trạng phát triển Digital Marketing trên thế giới và Việt Nam
• Chương 3: Ứng dụng Digital Marketing cho công ty TNHH Tổ chức văn hóa và giáo dục iCrazy (Anh ngữ iCrazy)
Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tim hiếu những vấn đề thực tế m à đề tài muốn hướng tới, tuy nhiên do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, thu thập và tổng hợp tài liệu cũng như trình độ nhận thức, niên luận khó tránh khỏi sai sót hay hạn chế nhất định. Chính vì vậy rất mong nhận được những ý kiến, phê bình của thầy cô giáo và bạn bè để niên luận hoàn thiện hơn và có tính khả thi hơn.
Nhân đây em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế – ĐHQGHN đã tận tình chỉ bảo và trang bị những kiến thức cơ bản trong những năm qua. Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ Tiến Long, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
CHƯƠNG I: DIGITAL MARKETING NÓI CHUNG
1. Digital Marketing là gì ?
1.1. Cơ sở lý thuyết :
1.1.1. Marketing là gì ?
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) (1985) thì “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thục hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”.
Viện Marketing của Anh định nghĩa ” Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”.
Giáo sư người Mỹ, Philip Kotler thì cho rằng “Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con người hưậng vào việc đáp ứng nhu cầu thông qua trao đổi”.
Trên đây chỉ là vài trong hàng nghìn định nghĩa về Marketing đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Có thể thấy rang tuy khác nhau nhưng các định nghĩa trên có một điểm chung là đều xuất phát từ thị trường và nhu cầu cùa người tiêu dùng. Suy cho cùng, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thỏa mãn, gợi mậ những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Digital Marketing là gì ?
Thuật ngữ Digital Marketing còn gọi là Marketing số, Tiếp thị số, Marketing trực tuyến hay Marketing điện tử, chỉ mới được biết đến trong chục năm gần đây.
Marketing số là cách thểc xúc tiến thương mại sử dụng kênh phân phối kỹ nghệ số để tiếp cận khách hàng theo phương thểc kịp thời, xác đáng tới tận cá nhân khách hàng và hiệu quả về chi phí.
Từ đó ta có thể hiểu ngắn gọn về Digital Marketing là Marketing sử dụng các phương tiện kỹ thuật sổ thông qua các kênh nhu các thiết bị di động, Internet, bảng hiệu kỹ thuật số, email….
1.1.3. Đâu là sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống ?
Marketing truyền thống phù hợp v ới giai đoạn thị trường: thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì Marketing ngày nay đang dần thích ứng với phân đoạn thị trường: thị trường người mua (người tiêu dùng). Sự thay đổi trong hoạt động Marketing chính là sự thay đổi trong cách thức để các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình bằng các công cụ mới, phương pháp mới…
Khách hàng ngày nay không còn là một “đám đông màu xám” 1.0, họ là những con người đầy đòi hỏi. Các “thượng đế” ngày nay muốn được tôn trọng, muốn được đối xử nhã nhặn, muốn được thấu hiểu, muốn được nghe những lời cảm ơn. Họ không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động cùa truyền thông mà thay vào đó, khách hàng ngày nay có xu hướng tham gia vào truyền thông chể không chỉ ngồi ngắm từ xa nữa.
Với Digital Marketing, bản chất Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc xác định nhu cầu lên chiến dịch Marketing đối với sản phàm, dịch vụ, ý tường đến việc tiến hành và kiểm tra, thực hiện các mục tiêu của tô chức và cá nhân. Tuy nhiên, bằng những công cụ mới (các sản phẩm công nghệ số), người làm Marketing có thể giao tiếp liên tục, hai chiều và mang tính cá nhân với từng khách hàng, điều mà hoạt đậng Marketing thông thường không có được.

1.2. Các điểm nhận biết về Digital Marketing

1.2.1. Measurable (có khả năng đo lường)
Digital marketing thì có khả năng đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các công cụ đo lường (Google Analytics chẳng hạn). Chúng ta có thể biết chính xác có bao nhiêu click đến từ kênh nào, thời gian khách hàng trên website bao lâu, họ đi khỏi website ở trang nào và họ có mua hàng hay không.
Công việc đo lường để đánh giá hiệu quả marketing trở lên chính xác, nhanh chóng hơn rất nhiều so với hình thức marketing truyền thống.
Đây là một trong những ưu điểm mà mà marketing truyền thống không làm được và điều này khiến cho digital marketing trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà làm marketing.
1.2.2. Targetable (nhắm đúng khách hàng mục tiêu)
Việc nhắm đúng khách hàng mục tiêu cho từng chiến dịch marketing là điều tối quan trọng cho công ty. Tuy nhiên đây không phải là việc dễ. Khách hàng mục tiêu là tâm điểm của chiến dịch marketing, với digital marketing ta có thể thao tác nhanh chóng để xác định và hướng tới khách hàng mục tiêu của mình.
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu giúp chiến dịch digital marketing gia tăng gấp bội hiệu quả. Có rất nhiều chiến lược khác nhau. Nhưng tựu chung lại, nếu công ty có chiến dịch marketing thành công, nhắm tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì thu được thành quả rất lớn.
Cụ thể nhất là việc tăng doanh số bán hàng nhớ tập trung vào khách hàng mục tiêu.
Tăng doanh số bán hàng giúp tăng doanh số bán hàng nhờ lượt mua tăng vọt từ đúng đối tượng khách hàng đang chủ động có nhu cầu.
+ Tăng chú ý và tạo nhu cầu
Bung các bài PR với nội dung hấp dẫn trên các trang phù hợp với sản phẩm
+ Tạo thêm nhiều khách hàng quan tâm
Target chính xác khách hàng quan tâm ở nhiều site cùng lúc mà không cần phải trả thêm chi phí sản xuất bài PR
+ Quảng cáo chọn lọc đến đối tượng có nhu cầu cao
Banner AdX và CPC với đủ loại kích thước, hiển thị trên trang chủ và trang chuyên mục, tối ưu hóa độ phủ thông tin và hiệu quả quảng cáo
+ Chuyển đổi thành hành động mua hàng
Công nghệ dynamic retargeting, chỉ đeo bám khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm hướng đến tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp
1.2.3. Optimize able ( có thể tối ưu)
Chiến dịch marketing cần được tối ưu hóa. Đó là quy trình phân tích kiểm tra và tối ưu hóa giúp doanh nghiệp:
– Xác định được việc gì nên làm và việc gì không nên làm
– Xác định được kênh nào sẽ cho nhiều lượt tương tác và chuyển đổi nhất
– Nghiên cứu kỹ hơn về nhân khẩu học và hành vi của người dùng
– Xác định được từ khóa nào mang lại nhiều lượt tương tác nhất (nhằm sử dụng cho hoạt động quảng cáo trả tiền về sau)
Với digital marketing, ta có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thực hiện tối ưu hóa dễ dàng, tốc độ và đưa ra kết quả chính xác như:
– Google Analytics: Một ứng dụng miễn phí và cực kỳ hiệu quả được cung cấp bởi Google, nó cho phép tiếp cận đến những nguồn thông tin có giá trị như lượt tương tác hay các thông tin quan trọng khác về website.
– Clicky: Đây cũng là một trang web hỗ trợ việc giám sát, phân tích, đồng thời phản ánh lượt tương tác trên Blog và Website trong khoảng thời gian người dùng ở trên website/Blog.
– Statcounter: Một công cụ miễn phí nữa giúp giúp phân tích lượt tương tác trên website để giám sát các hoạt động của người dùng trong khoảng thời gian người dùng hoạt động trên website.
– HubSpot: Đây là một nền tảng tốt cho việc tiến hành phân tích. Đây được xem là một công cụ lý tưởng dành cho các doanh nghiệp nhỏ để đo lường lượt tương tác và inbound marketing.
– Adobe Marketing Cloude: Nền tảng tích hợp này có thể cung cấp cho thời gian thực tế mà người dùng lưu lại trên website và những phân tích dự đoán liên quan đến hiệu suất website.
– GoSquared: Nền tảng cho việc giám sát thời gian người dùng lưu lại trên website. Công cụ này sẽ giúp theo dõi doanh thu và ROI của một trang thương mại điện tử eCommerce.
– Moz Analytics: Moz là một nền tảng phân tích toàn diện, được tích hợp giữa: Tìm kiếm, Social, Social Listening và phân tích Inbound Marketing.
– Webtrends: Công cụ này có thể đo lường hoạt động trên nhiều kênh khác nhau như điện thoại di động, website, social.
1.2.4. Addressable (xác định)
Digital marketing không chỉ giúp nhanh chóng phân tích và đưa ra kết quả tối ưu mà còn cho mỗi biến kết quả một giá trị xác định.
Từ đó ta có thể định lượng được hiệu quả cho các biến, các sản phẩm mới ra mắt và thị trường. Điều này không chỉ tạo ra kết quả của quá khứ mà nó còn có khả năng dự báo định lượng tương lai. Từ đó các chuyên gia có thể định tính và đánh giá tiềm năng cũng như xu hướng của to….àn bộ thị trường.
1.2.5. Interactively (có tính tương tác)
Tương tác từ doanh nghiệp với khách hàng không chỉ giúp khuyến khích khách hàng mua hàng và sử dụng sản phẩm của công ty. Nó còn góp phần không nhỏ giúp công ty có được các khách hàng trung thành sau này.
Lý do là khi tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thể tổng hợp ý kiến, thấu hiểu mong muốn (insight) khách hàng và từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ đi kèm phù hợp.
Hãy để khách hàng tham gia và tương tác, trao đổi quan điểm ý kiến của mình về sản phẩm, sự kiện của doanh nghiệp. Khi làm như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy phấn khích khi được đóng góp ý kiến cá nhân của mình và điều đó được trân trọng. Hơn thế nữa, khách hàng sẽ yếu thích nhãn hàng của công ty hơn vì chính công ty quan tâm đến họ, tăng uy tín cho thương hiệu.
1.2.6. Relevancy ( tính liên quan)
Nội dung được gửi gắm qua các chiến dịch marketing muốn có hiệu quả thì phải có tính liên quan, kết dính với nhau và với xu hướng, mối quan tâm của người tiêu dùng. Có vậy nội dung mới nhanh chóng được đón nhận và nhờ đó chiến dịch marketing thành công.
1.2.7. Viral able (có khả năng phát tán)
Viral marketing về bản chất là khuyến khích cá nhân lan truyền nội dung thông điệp tiếp thị mà doanh nghiệp gửi gắm. Từ đó tạo tiềm năng phát triển theo hàm mũ gây ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng qua thông điệp mà công ty muốn truyền tải.
Thông qua 6 chiến lược dưới, viral marketing sẽ làm thúc đẩy nhanh chóng quá trình lan truyền trên internet mà marketing truyền thống không làm được.
Tặng sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị.
“Miễn phí” là từ ngữ quyền lực nhất trong vốn từ vựng của một nhà tiếp thị. Hầu hết các chương trình viral marketing thường tặng miễn phí sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị để thu hút sự chú ý. Dịch vụ email miễn phí, thông tin miễn phí, các chương trình phần mềm miễn phí có nhiều tính năng nhưng không nhiều như trong phiên bản pro. Một luật bất thành văn trong marketing là “luật tặng và bán”. Giá rẻ tạo một làn sóng quan tâm, nhưng tặng miễn phí thường sẽ mang lại hiệu ứng nhanh hơn nhiều.
Cung cấp tiện ích chia sẻ dễ dàng cho người khác.
Viral marketing hoạt động phổ biến trên internet vì sự giao tiếp tức thì, dễ dàng và không tốn kém. Các định dạng kĩ thuật số giúp việc sao chép đơn giản hơn. Từ quan điểm marketing, người làm nội dung phải đơn giản hóa thông điệp tiếp thị để nó có thể được truyền đi một cách dễ dàng và không có suy thoái. Thông điệp càng ngắn gọn càng tốt.
Quy mô dễ dàng từ nhỏ đến lớn.
Để lây lan nhanh như cháy rừng, các phương pháp lan truyền phải được nhanh chóng mở rộng từ nhỏ đến lớn. Marketer phải xây dựng để áp ứng được sự tăng giảm linh động.
Khai thác hành vi và động lực.
Kế hoạch viral marketing thường đánh vào hành vi và động lực. Họ khao khát được nổi tiếng, được yêu thương và thấu hiểu. Sự thôi thúc là động lực để phát sinh những hành động dẫn đến sự lan truyền. Thiết kế một chiến lược marketing là dựa vào động cơ căn bản của con người và ta sẽ trở thành người chiến thắng.
Sử dụng mạng lưới truyền thông hiện có.
Mọi người là mạng xã hội. Cứ trung bình mỗi người có 8 – 12 người trong mạng lưới bạn bè, gia đình và các cộng sự của mình. Mạng lưới rộng lớn hơn của một người có thể từ hàng trăm hay hàng nghìn người, tùy thuộc vào vị trí của mình trong xã hội. Ví dụ một chuyên viên chăm sóc khách hàng có thể liên lạc thường xuyên với hàng trăm khách hàng trong một tuần.
Mạng lưới marketing từ lâu đã hiểu được sức mạnh của mạng lưới quan hệ con người. Mọi người trên internet đều phát triển mạng lưới các mối quan hệ. Họ thu thập địa chỉ email và trang web yêu thích. Chương trình liên kết khai thác mạng lưới như vậy, cũng như danh sách email. Tìm hiểu để đặt thông điệp vào thông tin liên lạc hiện có giữa mọi người và nhanh chóng phân tán nó.
Tận dụng lợi thế của các nguồn tài nguyên khác.
Các kế hoạch viral marketing sáng tạo nhất sử dụng nguồn tài nguyên của người khác để có được sự lan truyền. Ví dụ đặt văn bản hoặc liên kết đồ họa trên các website của người khác. Các tác giả tặng những bài viết miễn phí, và đăng trên các website của người khác. Một thông điệp có thể được chọn bởi hàng trăm tạp chí và hình thành nền tảng để hàng trăm ngàn độc giả nhìn thấy. Trang web sẽ chuyển tiếp thông điệp tiếp thị.
1.2.8. Accountable (khả năng tính toán chính xác)
Digital marketing không chỉ giúp nhanh chóng phân tích và đưa ra kết quả tối ưu mà còn cho mỗi biến kết quả một giá trị xác định.
Từ đó ta có thể định lượng được hiệu quả cho các biến, các sản phẩm mới ra mắt và thị trường. Điều này không chỉ tạo ra kết quả của quá khứ mà nó còn có khả năng dự báo định lượng tương lai. Từ đó các chuyên gia có thể định tính và đánh giá tiềm năng cũng như xu hướng của toàn bộ thị trường.
1.3. Các kênh Digital Marketing
1.3.1. Online advertising (Quảng cáo trực tuyến)
Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Tuy nhiên quảng cáo trực tuyến khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.
Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế.
Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến có thể kể đến là:
Khả năng nhắm chọn
Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để  nhắm vào đối tượng thích hợp.
Khả năng theo dõi
Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?
Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.
Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.
Ngoài ra quảng cáo trực tuyến còn có một ưu điểm khác đó là chi phí rẻ hơn quảng cáo trên báo giấy và trên truyền hình rất nhiều.
1.3.2. Email marketing (Tiếp thị qua email)
Email marketing là một hoạt động kinh doanh bằng cách gửi email đến người nhận trong một danh sách để giới thiệu, quảng bá, cảm ơn,… với hi vọng họ sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiệm vụ chính của emai marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diên thương hiệu của khách hàng.
Tuy nhiên, không may là email marketing cũng có nhiều tai tiếng. Vì nó có những ưu điểm vượt trội, nhiều công ty đã lạm dụng email để spam người nhận quá mức. Mặc dù email marketing không có tội nhưng người ta vẫn có nhiều nghi ngại. Nếu một email không được gửi bởi người quen, người ta thường xem đó là thư spam và xóa nó ngay lập tức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, email marketing vẫn hoạt động một cách hiệu quả và có thể giúp công ty phát triển thương hiệu cũng như bán hàng.
Có nhiều lý do tại sao nên sử dụng email marketing – xây dựng mối quan hệ tốt với những khác hàng hiện tại, giới thiệu sản phẩm mới, đem lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng. Bằng cách tránh những lỗi marketing, vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng email marketing.
Ưu điểm có thể kể đến của email marketing là:
1. Sử dụng chi phí hiệu quả
Khi so sánh giữa email maketing và marketing trực tiếp thì email marketing có một ưu điểm tuyệt vời về hiệu quả sử dụng chi phí. Một chiến dịch marketing trực tiếp có thể tiêu tốn dăm ba triệu đồng cho những lá thư chỉnh chu in trên giấy, trong khi email marketing gần như không tốn gì cả mà vẫn có thể “lung linh”. Hơn nữa, email marketing là một hình thưc marketing có mục tiêu – có nghĩa là ta có thể liên lạc đến những người mà ta biết là đang quan tâm đến những gì trình bày trong email. Email marketing cũng giúp ta xây dựng lòng tin, sự trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích, hợp lý trong email gửi cho họ.
Nếu đang quản lý ngân sách markeing và muốn nhận được kết quả đáng”đồng tiền bát gạo”, nên cân nhắc việc sử dụng email marketing. Hơn nữa, viết một lá thử thông báo bằng email rất đơn giản và dễ dàng, và đặc biệt là… không có phí bưu chính.
2. Theo dõi dữ liệu
Với email marketing, có thể sắp xếp và theo dõi tất cả dữ liệu để cải tiến các hoạt động kinh doanh cũng như hiểu được cách thức hoạt động của chiến dịch email marketing. Ví dụ, có thể biết được có bao nhiêu người mở email, bao nhiêu người nhấp chuột vào các liên kết trên email cũng như là số lượng và tỉ lệ chuyển đổi (theo dõi doanh số bán so với số lượng email đã gửi). Những con số đó là kết quả của chiến dịch email marketing của.
Ban cũng sẽ có thể theo dõi những khách hàng nào chuyển tiếp email, ngừng nhận tin hoặc đánh dấu là spam. Từ đó, có thể hiểu hơn về tương tác người nhận đối với email của và có những thay đổi để tránh bị đánh dấu là thư rác. Những dữ liệu này sẽ giúp nhận ra những nội dung tốt nhất cho người nhận của mình.
3. Tự động hóa chiến dịch email marketing
Không giống như marketing trực tiếp, email marketing có thể hoạt động một cách tự động. Công ty có thể dễ dàng lập lịch gửi email theo tháng hoặc tuần một cách hiệu quả.
Tự động hóa tính năng cực kì hữu dụng, đặc biệt nếu đang chuẩn bị tung ra một bán hàng theo mùa (ví dụ như Giáng Sinh), quảng cáo hoặc thông báo những sự kiện đã được lên kế hoạch trong năm. Với email marketing, có thể thiết lập các thông báo bằng email và đặt thời gian gửi chúng trong những thời điểm đặc biệt để giúp khách hàng biết đến sản phẩm và quyển bá của công ty.
4. Kết quả ngay lập tức
Trong khi những chiến thuật marketing khác cần mất 1 khoảng thời gian để biết được kết quả thì email marketing đưa ra kết quả ngay lập tức. Sau khi nhấn nút “Gủi”, email được gửi ngay đến người nhận tin. Không phải đợi cả ngày hoặc cả tuần như marketing trực tiếp để gửi một bức thư đến họ, hoặc đợi khách hàng tiềm năng tìm kiếm website qua quảng cảo banner hoặc thông tin trong blog.
Hơn nữa, nếu bỏ thời gian để viết ra những nội dung hay, hợp lý trong thư thông báo, sẽ xây dựng được mối liên hệ với những người nhận tin. Bằng cách ấy, đã tăng cơ hội chuyển đổi người nhận tin thành khách hàng, hoặc những khách hàng hiện tại sẽ trở nên trung thành hơn với công ty.
5. Thúc đẩy bán hàng
Một trong những lý do quan trọng mà công ty nên sử dụng email marketing là chúng có thể thúc đầy việc bản hàng. Chắc chắn là không muốn email của mình trông giống như thư rác, nên chúng ta sẽ có những cách sử dụng email marketing tốt hơn để bán hàng.
Bất chấp email marketing đang bị đánh giá một cách bất công là công cụ để gửi thư rác, thì nó vẫn là một cách thức marketing có hiệu quả cao, không chỉ tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà còn giúp tìm những kiếm khách hàng mới. Khi muốn có một phương pháp marketing có chi phí thấp với kết quả được chứng minh để xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như thúc đầy bán hàng nên sử dụng email marketing thường xuyên – đó là cách đơn giản nhất.
1.3.3. SEM – Search engine marketing ( Paid listing – quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, tại Việt Nam rất phổ biến với Google Adwords)
SEM là viết tắt của thuật ngữ: Search Engine Marketing dịch sang tiếng việt có nghĩa là “Marketing trên công cụ tìm kiếm”. Hiểu chính xác thì SEM là 1 hình thức marketing online, áp dụng vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo … Khi mà con người online ngày càng nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng thay đổi theo, họ online nhiều hơn đồng thời với nhu cầu tìm kiếm nhiều hơn. Khi có sự quan tâm, thích thú đến một mặt hàng nào đó họ sẽ search, và đây là thời điểm, vị trí để làm SEM.
1.3.4. SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization) là một quá trình tối ưu nội dung văn bản và cấu trúc website để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Có thể hiểu đơn giản SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu) trong các trang kết quả của các Search Engine.
1.3.5. Online PR (PR trực tuyến)
PR Online hay PR trực tuyến thu hút được phản hồi một cách nhanh chóng và các con số cực kì có giá trị: số lượng người đọc; tương tác; dễ dàng điều chỉnh và phát tán trên các phương tiện truyền thông xã hội … Tất cả những số liệu và số liệu thống kê cho bạn về lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
Tóm lại, PR trực tuyến có ưu điểm vượt trội PR truyền thống bởi vì các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn mong muốn đẩy mạnh được kiểm soát bằng nhiều cách trong không gian trực tuyến – Twitter, Facebook, LinkedIn, Pinterest, báo online và blog khác nhau … Và quan trọng hơn hết thông tin được kết nối trực tiếp đến trang web của riêng bạn.
1.3.6. Mobile marketing (Tiếp thị qua điện thoại di động)
Mobile marketing là tiếp thị trên hoặc với một thiết bị di động, chẳng hạn như một điện thoại thông minh. Tiếp thị điện thoại di động có thể cung cấp cho khách hàng với thời gian và vị trí nhạy cảm, thông tin cá nhân nhằm thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng. Là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
1.3.7. Social Network
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của internet, trong chiến lược Marketing của mỗi công ty Social Marketing đã chiếm một vị trí quan trọng. Vậy Social Marketing là gì?
Social Media Marketing (viết tắt là SMM): Tạm dịch là tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội. Social Media Marketing là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog… Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại. Đây là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây.
Social Media Marketing là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng tư tưởng
và công nghệ của Web 2.0, cho phép tạo ra và trao đổi các nội dung người dùng tạo ra.
Social Media Marketing là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Web 2.0 (Blog, News/PR, Video, Social Network …).
2. Nền tảng của Digital Marketing
2.1. Công nghệ
Đây là 5 yếu tố công nghệ quan trọng tác động đèn sự hình thành và phát triển của Digital Marketing:
Một là: Sự bùng nổ của máy tính cá nhân, ĐTDĐ, Intemet băng thông rộng và số người dùng Intemet. Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tu vân công nghệ thông tin Mỹ, hơn 10 tỷ máy tính cá nhân và thiết bị di động đang được sử dụng trong thế giới ngày nay, dự kiến vào năm 2017 con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Đó là máy tính, ĐTDĐ , Internet cũng đang có những bước phát triển nhảy vọt trong thời gian tới.
Hai là: Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số (Digital Media).
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, ĐTDĐ , máy tính cá nhân, Smart TV… tạo điều kiện cho xu hướng Digital Media phát triển ngày một rõ ràng hơn. Báo chí, phát thanh, truyền hình là các phương tiện truyền thông truyên thống nay cũng theo xu hướng tích họp các công nghệ hiện đại.
Ví dụ với lĩnh vực truyền hình, gần đây đã xuất hiện các dịch vụ như truyền hình cáp Internet, dịch vụ giải trí trực tuyến,… Tốc độ tăng trưởng nhanh, số lượng các kênh, các chương trình, dịch vụ online liên tục tăng, thuận tiện và có tính tương tác cao, thúc đẩy hoạt động Marketing phát triển.
Ba là: Sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT). Ngoài những lời ích thông thường như thuận tiện và nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, TMĐT có nhiều tiềm năng phát triển bởi các nhà bán lẻ cung cấp những kinh nghiệm mua sắm trực tuyến sáng tạo, kết hợp với các công cụ mạng xã hội. Doanh nghiệp không chỉ sử dụng Website, Internet như một kênh quảng bá, tăng cường lợi thế cạnh tranh mà còn tìm mọi cách khai thác sức mạnh của truyền thông Internet mới vào toàn bộ quá trình kinh doanh của mình.
Bốn là: Sụ bùng nổ cùa thiết bị di động và xu hướng Internet di động của tương lai. Công nghệ số đã cho ra đời những chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày càng có nhiều tính năng thông minh và tiện dụng. Không chỉ là công cụ để nghe – nhận thông tin, ĐTDĐ còn có thể là máy quay phim, nghe
nhạc, xem TV hay máy vi tính thu nhỏ, kết nối từng cá nhân với thế giới, các thông tin trên internet nhanh chóng.
Năm là: Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tầ (E-Payment). Công nghệ số, một lần nữa, lại mang đến sự tiện ích cho con người không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, mà trong kinh doanh nó còn là yếu tố để kích thích phát triển. Với hệ thống thanh toán điện tầ, thanh toán tiền sẽ được thực
hiện thông qua các thông điệp điện tầ thay cho việc trao tay tiền mặt. Nhờ hệ thống này, một cư dân ở Việt Nam có thể mua hàng tại Mỹ ngay tại nhà của chính mình mà không cần phải đến tận nơi để trả tiền cho sản phẩm đã mua.
Với các phương thức thanh toán đa dạng như thẻ thanh toán (Debit card, Charge Card, Credit card), thẻ thông minh (Visa Cash, Visa Buxx, Mondex), ví điện tử, tiền điện tử, séc điện tử, thanh toán qua điện thoại di động… đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển và cơ hội để người làm Marketing đưa Digital Marketing ứng dụng sâu hơn vào thực tế.
2.2. Người tiêu dùng
Công nghệ số đã thay đối căn bản tâm lý, thói quen và hành vi của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng sầ dụng sách điện tử (ebook) thay cho sách in, báo mạng thay cho báo giấy, mua hàng online thay vì đến trực tiếp của hàng..
Người tiêu dùng trước kia tin nhiều vào những gì họ được nhà sản xuất quảng cáo. Nhưng giờ đây, khách hàng tin vào những thông tin họ tìm thấy trên mạng do nhận người tiêu dùng khác viết.
Điều này cho thấy sức mạnh thông tin phản hồi của khách hàng và các nhận xét, người tiêu dùng tin tưởng chúng hơn là những thông tin chính thống từ công ty. Khác với khách hàng truyền thống, người tiêu dùng trong thời đại số có trình độ học vấn nhất định và có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật số cùng các ứng dụng trên đó. Người tiêu dùng đã thay đổi thói quen, hành vi mua sam của mình, điều đó tác động đến sự hình thành và phát triển của Marketing số.
2.3. Khác
Ngoài ra còn có các yếu to khác như hệ thống pháp luật, bảo mật và an toàn thông tin, sở hữu trí tuệ trong môi trường Internet và các phương tiện kỹ thuật số… cũng góp phẩn hình thành và phát triến hoạt động Digital Marketing.
Các quy định pháp lý về bảo mật và an toàn thông tin sẽ giúp cho quá trình cá nhân hóa thông tin khách hàng được khách hàng tin cậy. Một chứng nhận về sở hữu trí tuệ sẽ đảm bảo quyển lợi cho các bên tham gia vào hoạt động Marketing số. Các yếu tố này là chất xúc tác để Digital Marketing được diễn ra thuận lợi, tạo môi trường ổn định đảm bảo cho loại hình này hoạt động có hiệu quả.

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DIGITAL MARKETING VÀ XU THẾ
1. Digital Marketing tại Việt Nam
1.1. Đánh giá chung
1.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của Digital Marketing
Khác với trước đây, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động Marketing số. Cách đây khoảng gần 20 năm, khi Việt Nam mới bắt đầu có mạng Internet:
+ Chỉ có 3% doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến TMĐT , còn mơ hồ về Marketing số.
+ Trong số 56000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tới 90% không có chút khái niệm nào về TMĐT nói chung và Digital Marketing nói riêng.
+ 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để gửi và nhận thu điện tử.
+ 33% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Intemet nhưng không dùng nó để hỗ trợ cho việc kinh doanh.
+ 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có khoảng 4 người biết gửi và nhận Email. Rất ít các doanh nghiệp xây dựng Website riêng, nếu có chỉ để cung cấp thông tin, quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra các kênh khác của Digital Marketing như SMS Marketing, Mobile Marketing, bảng hiệu kĩ thuật số, Online Game… thì hầu hết các doanh nghiệp chưa có ý niệm gì về các kênh kỹ thuật số này.
Hiện nay, theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương với 2000 doanh nghiệp, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính. Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thọc khác nhau, trong đó 96% là kết nối bằng băng
thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line).
Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của Marketing số là thư
điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sù dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%. Hầu hết các doanh nghiệp đã quan tâm đến các việc bán hàng trục tuyến, nghiên cọu và tìm hiểu thị trường, đặc biệt là quảng cáo, hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số. Ngày càng có nhiều chương trình, hội thảo, các cuộc gặp gỡ từ online cho đến offline của các doanh nghiệp và người yêu thích hoạt động Digital Marketing được tổ chức.
1.1.2. Đánh giá các điều kiện PEST với Marketing
1.1.2.1. Kinh tế-xã hội
Với nền chính trị ổn định cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn dương, là môi trường kinh tế-xã hội thuận lợi cho các hoạt động Marketing số phát triển tại Việt Nam. Năm 2016, tăng trưởng GDP 5,2%, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực. Với một số thành tựu đạt được như xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt sản lượng lớn và khởi công xây dựng một loạt các tuyến đường giao thông cao tốc. Việt Nam cũng đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tể.
1.1.2.2. Hệ thống chính sách-pháp luật
Nhà nước luôn quan tâm đến hệ thống chính sách – pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng trong trong nền kinh tế đang có sự chuyển biến về con đường phát triển. Việt Nam đã thay đổi chính sách cơ chế kinh tế bao cấp đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường thật sụ để hòa chung với sự phát triển kì diệu nhất thế giới. Đe phù hợp với môi trường hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống chính sách – pháp luật của Việt Nam ngày được điều chỉnh liên tục đế phù hợp với xu thế kinh tể hiện nay. Một trong những công cụ pháp lý mang tính chất cách mạng cho ngành TMĐT nói chung và hoạt động Digital Marketing nói riêng là sự ra đời của Luật giao dịch TMĐT 2005. Với việc công nhận chứng thư điện tử các thông điệp dữ liệu, chữ kí và chứng thực chữ kí điện tỉ… đã mở ra cơ hội đẩy mạnh các giao dịch điện tử, tạo cơ hội cho các kênh kỹ thuật số được sỉ dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ
Các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay có xu hướng sử dụng Marketing số để phát triển hoạt động giao dịch qua mạng Internet nhu bán hàng trực tuyến, cung cấp các dịch vụ qua mạng như đăng tải các hình ảnh, sách điện tử, các số liệu thống kê… với mức phí được khấu trừ thông qua các hệ thống thẻ thanh toán quốc tế. Để Digital Marketing phát huy hết khả năng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cậa doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế cậa một quốc gia cần có hệ thống thanh toán đồng bộ, thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán trong xã hội, nhất là các giao dịch trực tuyến.
1.1.3. Hệ thống thanh toán
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích như sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website cậa doanh nghiệp, chi trả cho các trò chơi trục tuyến. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
qua kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking… Có thể nói Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử trong nước với các nổ lực không ngừng qua các năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại.
Việc hợp tác giữa Banknetvn và Smartlink đã mở đường cho việc thành lập một mạng thanh
toán điện tử thống nhựt trên toàn quốc theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời duy trì được sự độc lập tương đối của các bên tham gia nhằm đảm bảo động lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, cũng như an toàn về hệ thống k hi hệ thống của hai bên có thể làm dự phòng lẫn nhau trong trường hợp có sự cổ. Đây là một mốc phát triển mới về hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên trong lộ trình hộ i nhập quốc tế và đem lại những tiện ích thanh toán điện tử mới cho người sử dụng thực hiện các hành vi mua sắm trực tuyến. Đây cũng là điều kiệ n thuận l ợ i cho doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng Digital Marketing vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty hoạt động trong ngành kinh doanh bán lẻ qua mạng và cung cấp các dịch vụ nội dung số thông qua Internet hay mạng điện thoại di động.
1.1.4. Sở hữu trí tuệ và bàn quyền tác giả
Trong môi trường kỹ thuật số, khi đăng lên hay tải về một bản nhạc, một bộ phim trên Internet trở nên đơn giản thì vấn đề về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sao chép thật khó để giải quyết thựu đáo. Từ việc định giá cho các sản phàm số hóa của mạng Internet cho đến việc cho đến giải quyết các
vụ tranh chấp đều rất khó phân định. Bảo hộ sở hữu trí tuệ số đưa ra một số vấn đề khác so với việc bảo mật về sở hữu trí tuệ truyền thống. Sờ hữu trí tuệ truyền thống, như là các tác phẩm bằng văn bản, nghệ thuật, âm nhạc được bảo hộ bởi luật quốc gia và trong một số trường hợp là luật quốc tế. Sở hữu trí tuệ số bao gồm nghệ thuật, logo và â m nhạc được đua lên trên các trang Web cũng được bảo hộ bởi luật pháp. Đây vẫn là vựn đề đang được các nước có công nghệ số phát triển quan tâm giải quyết. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng cố gắng để khuyến khích và quản lý vấn đề bản quyền số mang tính quốc tế.
2.1.5. Bảo mật thông tin
Trong Digital Marketing, vấn đề bảo mật hệ thống dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng rất quan trọng. Nó không chỉ bảo vệ quyền lợi bảo mật thông tin cá nhân cho người tiêu dùng mà còn là những dữ liệu quan trổng để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ các thông tin quan trổng về khách hàng tiềm năng, chi tiết nghiệp vụ của khách hàng, chính sách kinh doanh đặc biệt của công ty đối với khách hàng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp phát triển hoạt động bán hàng qua mạng với các giao dịch, thanh toán trực tuyến… thì vấn đề bảo mật thông tin trở nên vô cùng quan trổng. Nó quyết định lòng tin của khách hàng khi quyết định tham gia giao dịch mua bán với doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2008, 18% trong số 132 doanh nghiệp cho biết đã có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% khác sẽ xây dựng quy chế trong tương lai gần. Đây là bước cần thiết để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam được diễn ra thuận lợi, nhất là các doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing trong kinh doanh.
1.2. Sự phát triển của Digital Marketing Việt Nam hiện nay:
Công nghệ số phát triển làm thay đổi môi trường kinh doanh. Thị trường Marketing ngày nay không còn bó hẹp, đơn giản như trước mà cạnh tranh khốc liệt hơn. Người tiêu dùng nhận thức cao hơn, những ý muốn, yêu cầu của họ ngày càng khừt khe, thêm vào đó, tình trạng suy thoái của nền kinh tế kéo theo sự chừt chiu trong chi tiêu của người tiêu dùng. Điều đó thách thức người làm Marketing phải lụa chọn phương pháp Marketing vừa tiết kiệm đuợc chi phí vừa mang lại hiệu quả cao. Digital Marketing là xu hướng Marketing mới phù hợp môi trường kinh doanh mới, người tiêu dùng mới và
chi phí khiêm tốn dành cho Marketing trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Tại Việt Nam, Digital Marketing không phải là khái niệm quá mới mẻ. Tuy nhiên để ứng dụng thành công không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Đơn giản với việc đưa email, một phương tiện quá quen thuộc, vào hoạt động Marketing sao cho hiệu quả cũng là một thử thách. Bởi nếu không
biết cách thực hiện, doanh nghiệp dễ sa vào guồng Spam, một loại thu rác gây khó chịu và phản cảm với người tiêu dùng. Trong vài năm trờ lại đây, doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc ứng dụng các kênh kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh nghiên cứu thị trường, lụa chọn khách hàng mục tiêu hay quảng cáo sản phẩm… Một số kênh Marketing số các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng, bao gồm:
1.2.1. Online advertising (Quảng cáo trực tuyến)
Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng kênh Marketing số này phần lớn vào hoạt động quảng cáo, hiện nay có hơn 2/3 các doanh nghiệp sử dụng các loại hình quảng cáo trực tuyến trong chiến dịch Marketing của mình.
Đây là loại hình quảng cáo trực tuyến rất phổ biến trên các website Việt Nam. Các kênh truyền thông Intemet truyền thống bao gồm cácbáo điện tử có lưọng người truy cập lớn như VnExpress, Dân Trí, Thanh niên, Tuổi trẻ, VTV… đưọc các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để quảng cáo hiển thị, với các mức phí cao hơn so với các website khác.
Một số kênh truyền thông Internet thế hệ web 2.0 mới xuất hiện, thu hút rất lớn lưọng người truy cập cũng đưọc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để đăng tải các biểu ngữ, hình ảnh của công ty dưới các hình thức rất đa dạng. Chẳng hạn như cổng thông tin điện tử Zing.vn, cung cấp rất nhiều các dịch vụ như đăng tải nhạc, ảnh, phim miễn phí, mạng xã hội cộng đồng Zing, các trò chơi trực tuyến… Khi người sử dụng chọn chế độ chơi nhạc, các hình ảnh, mẫu phim quảng cáo đưọc ẩn hiện rất đa dạng từ các ô quảng cáo động chạy dọc cửa số trình duyệt web đến việc tận dụng cả những màn hình chơi nhạc để trình chiếu đoạn phim quảng cáo của doanh nghiệp… Dạng quảng cáo này đưọc
các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng.
Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các kênh truyền thông Marketing số so với trước đây.
1.2.2. Email marketing (Tiếp thị qua email)
Tại Việt Nam, Marketing bằng thư điện tử là kênh Marketing số được sử dụng lâu đời nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng email trong hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các thông tin khách hàng, nhiều nhất là các tin quảng cáo. Người sử dụng Internet trên máy tính cũng nhu điện
thoại, hoạt động thường xuyên được thực hiện là kiểm tra hộp thư điện tử.
Theo nghiên cứu của tập đoàn nghiên cứu thị trường Cimigo, email xếp thứ 6 trong các hoạt động trực tuyến tại Việt Nam năm 2016.
Tuy nhiên, tại Việt Nam không có Marketing bằng email theo đúng nghĩa, nguôi tiêu dùng hàng ngày vẫn nhận được rất nhiều email quảng cáo không mong muốn các công ty trong nước, hay còn gọi là thư rác. Rất ít các doanh nghiệp biết cách sử dụng công cụ Marketing này một cách hiệu quẫ. Chẳng hạn như điều ứa, tìm hiểu ý kiến khách hàng bằng các câu hỏi qua email kèm theo quà tặng khi người sử dụng tham gia thực hiện trả lời các thông tin cần thiết.
1.2.3. SEM – Search engine marketing ( Paid listing – quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, tại Việt Nam rất phổ biến với Google Adwords)
1.2.4. SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm)
Hơn 90% người sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, khoảng một nửa trong số họ thậm chí sử dụng hàng ngày. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể sử dụng các “từ khóa” để dẫn đến trang web hoặc địa chỉ doanh nghiệp đặt những ô quảng cáo
Gần đây, người sử dụng tại Intemet tại Việt Nam đã quen thuộc với các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Coccoc, Bing,…
Tuy nhiên, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm theo từ khóa còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Google là nơi được các doanh nghiệp đặt các quảng cáo theo từ khóa nhiều nhất. Có thể nói Google là trang web không có đối thủ tại Việt Nam cho tất cả các hình thức tìm kiếm hay nghiên cứu
Intemet. Có 80% người sử dụng Google như là trang web tìm kiếm yêu thích của họ và gần 50% sử dụng để nghiên cứu cho công việc, học tập. Chính vì vậy, tại Việt Nam, Google chiếm phần lớn thị phần thị trường tìm kiếm nói chung và quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm nói riêng.
Theo báo cáo về hoạt động Digital Marketing năm 2009, ADMA cho biết, chi phí cho quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm của của doanh nghiệp Việt Nam là 495.000USD vào năm 2008 và tăng 180% vào năm sau với giá trị lên đến 897.000USD.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *